;

Ngôi nhà và vị chủ nhân của nó

  11/08/2016

Ngôi nhà và vị chủ nhân của nó

 

Để có một ngồi nhà bền bỉ theo thời gian, thường người ra sẽ suy nghĩ các yếu tố như cấu trúc cùng nội thất bên trong, càng ít thay đổi thì càng bền. Song song đó, yếu tố phong thủy còn ít nhiều quyết định đến nội khí bên trong ngôi nhà, tránh hao tán và suy thoái. Và tất nhiên, điều ảnh hướng lớn nhất và có quyền quyết định đến mọi thứ trong ngôi nhà chính là vị chủ nhân của ngôi nhà ấy vì không ai khác chính bạn là người lên ý tưởng và tiến hành xây dựng cũng như trực tiếp sử dụng ngôi nhà hay hỗ trợ bởi những nhà chuyên môn, kỹ thuật, bảo hành, bảo trì.

Bạn cần đầu tư bao nhiêu tiền cho ngôi nhà của mình

Khi cuộc sống thay dổi, quan điểm con người khác đi, người ta chuyển từ “ăn chắc mặc bền” trong những ngôi nhà ngày xưa thành lối thiết kế đơn giản, tinh tế và tài chính trong những căn nhà hiện đại. Đó là sự thay đổi tất yếu bởi môi trường xung quanh không ngừng đổi thay: từ dân cư, đường xá, không gian hay cả sự ồn ào .. Tuy nhiên, những vị chủ nhân này khi bắt đầu suy xét đến những yếu tố phong thủy chính là lúc họ thích ứng với những điều kiện bản thân, giảm sự xa hoa và cả những ham muốn bình thường.

Tinh thần đạo đức của người Việt chúng ta vốn ăn sâu và song hành theo từng đường nét thiết kế, điều đó thể hiện rõ ở những không gian rộng, thoáng, thuần khiết mang ánh sáng cùng sự chan hòa giữa những chi tiết trong và ngoài nhà…kéo gần mọi thứ và tạo sự liên kết vô hình nào đó.

Công trình nhà cửa là loại sản phẩm có gía trị sử dụng, mà thông qua đó, sau một thời gian, ta có thể nhận thấy  ngôi nhà của chúng ta lộ ra những nhược điểm có hoặc không thể khắc phục. Ví dụ, dù được bố trí và chuẩn  bị khá kỹ các thiết bị chống thấm hiệu quả nhưng ngôi nhà ở phía ở hướng Đông vẫn bị ăn mòn nhiều dẫn đến nấm móc, lúc này ta cần lựa chọn và tìm kiếm những công cụ vật liệu để che chắn, tránh ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà.


Bàn chuyện giữ gìn nội khí bền lâu 

Trong thời xưa, khi cuộc sống chưa được hỗ trợ nhiều bởi trang thiết bị nội thất cũng như công cụ dụng cụ hỗ trợ … thì ông bà ta vẫn truyền tai nhau những kinh nghiệm về chỉnh trang – bảo trì nhà cửa.  Nội dung khái quát như sau:


-  Để hạn chế thấp nhất các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, chúng ta có thể  sử dụng ơn, thay đổi màu sắc và thường xuyên kiểm ra gia cố, thay thế các thiết bị đã cũ hoặc bị hỏng. Với nhu cầu thêm tầng, ưu tiên lựa chọn những thiết bị nhẹ như hệ thống khung tầng, thạch cao hơn so với với dùng tường gạch cho việc tạo dựng các vách ngăn chia nhẹ nhàng.

- Nếu nhà bạn có diện tích đất bỏ trống nên chú ý trong việc dự trù khi muốn cơi nới diện tích ngôi nhà của bạn sai này. Vừ đảm bảo tính thẩm mỹ vừa phù hợp với quy luật phong thủy.

- Khi phát sinh các yêu cầu sửa chữa cần chú ý đến những điểm phía sau hoặc trên đầu trước nhầm tạo điểm tựa đúng, vững chắc. Song song đó, đối với những nơi thường xuyên chịu tác động xấu của thời tiết (nắng gắt, mưa, ẩm) nên chú ý bảo trì, che chắn nhiều hơn. Ví dụ như sân phơi hay trồng cây cảnh, trồng rau tại nhà không nên để " trơ " ra nắng mưa, mà có thể làm mái vòm, mái che di động sẽ hợp lý hơn. 

- Khi gia đình cần được cung cấp thêm các tiện nghi như máy lạnh, máy hút .. bạn cũng nên xem xét chung đến toàn bộ ngôi nhà. Đặc biệt là các điều kiện  khi tiến hành  bảo tri, bảo quản thuận lợi và giảm bớt các tác động vào ngôi nhà (như đục tường, nối đường ống…)... Cũng có thể làm thêm các chi tiết phụ để giúp hệ thống trang thiết bị hài hòa hơn với nội khí nhà. 

Tin tức mới